Khi bắt đầu làm công việc gì bạn cũng sẽ cảm thấy khó khăn. Với việc học lái xe ô tô cũng vậy. Học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu sẽ rất khó khăn. Đối với người chưa từng học lái xe, cần phải có sự hướng dẫn bài bản. Học từ những kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức phức tạp nhất. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kinh nghiệm học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu.
Mục lục
Các bước học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu
Học lái xe ô tô hay học bất cứ một cái gì mới, bạn cần học những cái gì cơ bản nhất. Học từ dễ đến khó là cách tốt nhất đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là các bước học lái xe cơ bản dành cho người mới bắt đầu.
1. Nắm chắc luật giao thông đường bộ
Khi điều khiển bất cứ phương tiện nào, bạn cũng phải học luật giao thông. Bạn phải nắm chắc được phần lý thuyết và nắm rõ luật để có thể nhận biết được các biển báo giao thông; biển hiệu lệnh; biển chỉ dẫn;…. Để tránh lúng túng trong việc điều khiển phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường. Hãy cố gắng học thật kỹ phần lý thuyết này. Nó không chỉ giúp bạn hiểu biết về luật giao thông, hạn chế bị phạt do vi phạm luật giao thông. Hơn thế nữa, chính là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
2. Chuẩn bị tâm lý khi lái xe
Tâm lý của người lái ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lái xe. Thông thường, những người mới học lái xe ô tô sẽ có tâm lý sợ hãi, run rẩy. Để lái xe an toàn, bạn cần phải giữ cho bản thân có một tâm lý thoải mái nhất. Bình tĩnh vận hành xe chạy, xử lý các tình huống gặp phải trong quá trình tham gia giao thông.
Đặc biệt, không được lái xe khi đang buồn ngủ, sau khi uống bia rượu hoặc có sử dụng các chất kích thích bị cấm. Trong quá trình lái xe, tuyệt đối không nhắn tin, gọi điện thoại,… Vì những thói quen này đều tiềm ẩn những nguy hiểm về tai nạn giao thông.
3. Làm quen với xe khi học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu
Một trong những bước cơ bản tiếp theo chính là làm quen với chiếc xe ô tô mà bạn muốn học. Cần phải nắm rõ các thao tác cơ bản cần phải làm trước khi lái xe. Ghế ngồi người lái, cách thắt dây an toàn, kiểm tra cửa xe đã đóng hay chưa, các loại gương trên xe;…. Đây đều là những điều vô cùng cần thiết khi bạn học lái xe.
Tiếp theo đó là học cách điều chỉnh ghế lái làm sao tạo cảm giác thoải mái nhất, giúp bạn lái xe một cách an toàn nhất. Hãy chú ý, điều chỉnh ghế lái sao cho thuận tiện với việc quan sát. Ngồi ở vị trí, tư thế có góc nhìn rộng.
4. Các bộ phận chính trong buồng lái
Tiếp theo đó là nắm được tên, khái niệm và công dụng của từng bộ phận trong buồng lái xe ô tô. Với mỗi dòng xe ô tô, thế hệ xe ô tô sẽ được cải tiến và phát minh thêm nhiều tính năng hiện đại. Tuy nhiên, với một chiếc xe ô tô sẽ có những bộ phận chính như sau:
– Vô lăng:
Đây là bộ phận giúp điều khiển hướng chuyển động của ô tô. Khi bạn muốn quay xe, rẽ phải, rẽ trái bạn sẽ phải sử dụng bộ phận này.
– Công tắc còi điện:
Đây là bộ phận để điều khiển còi phát ra âm thanh. Sử dụng để báo cho người hay phương tiện khác biết.
– Công tắc đèn:
Sử dụng để bật các loại đèn trên xe. Công tắc này được thiết kế bên trái trên trục tay lái. Khi bấm: nấc 1 bật đèn cốt, nấc 2 đèn pha và các loại đèn khác. Khi xin nhan, chỉ cần gạt về phía trước hoặc phía sau.
– Khóa điện:
Lock: Vị trí cắt điện;
ACC: Cấp điện hạn chế;
ON: Cấp điện hoàn toàn;
START: Khởi động.
– Bàn đạp ly hợp – côn:
Được thiết kế bên trái của trục vô lăng. Sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số hay dừng xe.
– Bàn đạp phanh chân:
Được thiết kế bên phải của trục vô lăng, giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga. Sử dụng bàn đạp phanh chân để điều khiển HTP giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe.
– Bàn đạp ga:
Bộ phận này được thiết kế bên phải của trục vô lăng, cạnh bàn đạp phanh. Nó có công dụng điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
– Cần điều khiển phanh tay:
Bộ phận này có tác dụng giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định. Trong một số trường hợp cần thiết, nó được sử dụng để hỗ trợ cho phanh chân.
– Công tắc gạt nước:
Sử dụng để điều khiển cần gạt nước phía trước của xe.
Nấc 0: Ngừng gạt;
Nấc 1: Gạt từng lần;
Nấc 2: Gạt chậm;
Nấc 3: Gạt nhanh.
5. Thao tác thắt dây an toàn
Khi đã lên xe ngồi vào vị trí người lái, việc đầu tiên bạn cần làm chính là thắt dây an toàn. Dây an toàn được thắt đúng cách sẽ làm giảm 50% nguy cơ bị chấn thương từ trung bình đến nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc thắt dây an toàn là vô cùng quan trọng, bạn nhất định không được quên thao tác này.
6. Điều chỉnh gương chiếu hậu khi lái xe
Với những người mới học lái xe, cần phải học cách quan sát gương chiếu hậu. Biết cách nhìn gương để quan sát hai bên đường và phía sau của xe. Điều chỉnh gương chiếu hậu sao cho tạo góc nhìn thuận lợi nhất. Khi bạn quan sát được tổng thể diễn biến giao thông trên đường, bạn mới có thể lái xe toàn và không gây ra các va chạm đáng tiếc.
7. Kiểm soát tốc độ khi lái xe
Việc học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu thường khó khăn trong việc kiểm soát tốc độ. Vì vậy, khi học lái xe, bạn cần phải chú trọng vào việc học kiểm soát tốc độ khi điều khiển phương tiện. Phải tuân thủ tốc độ cho phép, đặc biệt hãy lái xe thật chậm khi mới bắt đầu học lái xe.
8. Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác
Khi điều khiển xe ô tô trên đường, bạn cần học cách lái xe giữ khoảng cách an toàn với các xe cùng tham gia giao thông trên đường. Đặc biệt khi di chuyển trên các đường cao tốc, đường đa làn, làn đường ưu tiên cho xe ô tô. Tuyệt đối không được bám sát các phương tiện phía trước. Bởi vì, nó sẽ khiến tầm nhìn của bạn bị che khuất và không phản ứng kịp với những tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy, hãy tuân thủ giữ đúng khoảng cách khi lái xe, đặc biệt là với những người mới học lái.
Học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu với xe số sàn
Học lái xe ô tô số sàn đối với người mới bắt đầu sẽ khá khó khăn. Việc lái xe ô tô số sàn khó hơn việc lái xe ô tô số tự động. Nhưng khi bạn biết cách lái xe ô tô số sàn thì việc lái xe ô tô số tự động lại đơn giản hơn rất nhiều. Dưới đây là những điều cơ bản dành cho người mới học lái xe cần nắm chắc:
1. Khởi động xe
– Trước khi khởi động xe, thao tác đầu tiên bạn cần làm chính là thắt dây an toàn. Sau đó quan sát xung quanh trước khi khởi động.
– Trước khi bật khóa khởi động, cần số lúc nào cũng phải nằm ở vị trí số 0. Đồng thời, côn được nhả hoàn toàn.
– Khi chuyển số, bạn phải đảm bảo côn được cắt hoàn toàn, chân côn phải đạp hết. Bởi vì, chân côn chưa được đạp hết, việc vào số sẽ nặng hơn và khó hơn. Thực hiện đúng thao tác, sẽ giúp cho việc chuyển số được an toàn, côn không bị mòn, máy chạy ổn định.
2. Cách dùng phanh xe
Khi sử dụng phanh xe với xe ô tô số sàn bạn cần chú ý những điều sau:
– Khi xe đã chuyển bánh và đã vào số xong, hãy bỏ chân ra khỏi chân côn. Việc giữ chân côn sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.
– Khi phanh xe, tuyệt đối không được đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng. Cần đạp phanh trước rồi mới đạp côn sau.
– Phanh tay không được sử dụng để dừng xe khi xe đang chạy. Chỉ được sử dụng phanh tay khi xe đã dừng hẳn với mục đích giúp cho xe đứng yên.
Học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu với ô tô số tự động
Khi bạn biết cách lái xe ô tô số sàn, việc học lái xe ô tô số tự động sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình học lái xe, vẫn phải chú ý những điều sau:
1. Đang chạy xe và cần dừng xe
– Quan sát hai bên đường, sau đó sử dụng phanh chân đạp đến khi xe dừng hẳn và giữ nguyên chân ở vị trí phanh.
– Kéo phanh tay với lực vừa đủ khi xe dừng ở đường bằng phẳng.
– Đẩy cần số về P là hoàn thành việc dừng xe.
2. Di chuyển xe
– Đạp phanh.
– Đẩy cần số về D.
– Di chuyển chân phanh sang chân ga là xe đã chạy.
Một số lời khuyên khi học lái xe ô tô
Dù bạn là người mới học lái hay đã lái xe một cách thuần thục, bạn cũng không nên bỏ qua những lời khuyên sau:
– Lái xe an toàn, chậm rãi, thực hiện đúng các quy định về khoảng cách xe, tốc độ xe,… đã được quy định trong Luật giao thông.
– Phân biệt và nắm chắc ý nghĩa của các biển báo giao thông.
– Chú ý đèn tín hiệu, hiệu lệnh của công an giao thông.
– Không được chủ quan khi lái xe.
Học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu không hề đơn giản. Nếu bạn có các kiến thức cơ bản và ứng dụng chúng một cách đúng cách thì việc học lái xe ô tô sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Để học lái xe ô tô một cách nhanh chóng và an toàn, hãy lựa chọn trung tâm đào tạo uy tín. Nếu có nhu cầu học lái xe ô tô hà nội, và học lái xe b2 hà nội hãy đến ngay với Trung tâm Dạy nghề, Đào tạo và Sát hạch lái xe – Trường Đại học Phòng Cháy Chữa Cháy. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ các bạn.
Tham khảo: học lái xe ô tô b2 tphcm