Hiện nay khi nền kinh tế đã phát triển hơn thì việc sở hữu 1 chiếc xe hơi không còn là điều khó khăn với những người thu nhập mức trung bình trở lên nữa, từ đó mà ngày càng có nhiều người đăng ký học bằng lái xe B1, B2.
Nhưng theo thống kê từ một số khóa sát hạch lái xe hạng B1 thì số lượng học viên thi trượt khá nhiều, có những đợt thi tỷ lệ thi trượt hạng B1 số tự động cao hơn hạng B2 và các hạng bằng khác, vậy thì đâu là nguyên nhân của việc thí sinh bị trượt sát hạch lái xe hạng B1 số tự động nhiều như vậy? Sát hạch bằng lái xe B1 thì khác gì với bằng lái xe B2? Và đâu là những điểm cần lưu ý trong khóa học bằng lái xe B1 số tự động? Bài viết này sẽ tạo ra cái nhìn tổng quan về những yêu cầu và lưu ý khi học bằng lái xe B1 để giúp những học viên đậu sát hạch dễ dàng hơn.
Mục lục
Giấy phép lái xe B1 là gì?
Trước khi vào những bí quyết để học bằng lái xe B1 thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu giấy phép lái xe loại B1 là gì.
Giấy phép lái xe B1 là loại bằng lái dành cho ô tô số tự động dưới 9 chỗ, không có kinh doanh vận tải, vì thế giấy phép lái xe ô tô B1 thường dành cho những người chỉ có nhu cầu chạy xe gia đình chứ không vì công việc, nên loại bằng lái này rất phổ biến ở những nước phát triển.
Hầu hết những người phụ nữ cũng chọn học bằng lái xe B1 vì mức độ đơn giản cũng như độ tiện lợi cũng loại xe số tự động. Cho nên có thể nói giấy phép lái xe B1 là loại bằng lái phù hợp nhu cầu nhất cho nữ giới và cho những người có khả năng tài chính mạnh.
*Có một điều cần lưu ý là: khi học lái xe B1 xe số tự động, không được phép sử dụng xe trong của giấy phép lái xe số sàn của hạng B2, nhưng giấy phép lái xe hạng B2 thì có thể sử dụng xe của hạng B1
Những điều cần nhớ khi học lái xe b1 số tự động
Việc sát hạch giấy phép lái xe hạng B1 phải qua rất nhiều bài thi, nhiều quy định trừ điểm khắt khe, do đó rất dễ bị tâm lý thiếu tự tin dẫn đến quên trước quên sau, cho nên quy tắc là phải duy trì điểm số tối đa cho đến cuối cùng, nhằm giữ an toàn điểm số, tạo cảm giác tự tin, bình tĩnh hơn nếu vô tình bị trừ lỗi bất ngờ.
Vì thế, dưới đây sẽ là những yếu tố mà các thí sinh cần lưu ý ở mỗi bài thi để không bị trừ điểm và vượt qua dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm thi lý thuyết
Mặc dù phần thi lý thuyết có tới 600 câu hỏi để ôn tập, khiến nhiều người nản chí dẫn tới lười luyện. Nhưng tất cả câu hỏi đều là những kiến thức giao thông cơ bản nên cũng rất dễ nhớ, chỉ cần siêng năng làm bài tập thực hành trên phần mềm hoặc website ôn luyện. Chỉ cần bỏ vài ngày tập trả lời thành thạo hết chừng 10 đề thi là đã có thể dễ dàng nắm trong tay hầu hết câu trả lời rồi.
Đồng thời kinh nghiệm nhìn biển báo khi tham gia giao thông nhiều năm cũng giúp cho phần thi lý thuyết này phần nào trở nên dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm phần thi thực hành
Phần thi thực hành có nhiều vấn đề khó khăn đối với thí sinh hơn, nào là vấn đề tâm lý, điều khiển xe có nhiều thao tác, nhiều lưu ý khác nhau trong mỗi bài thi. Nếu trong quá trình học lái xe B1 Hà Nội các thí sinh ôn luyện không kỹ lưỡng có thể dẫn đến quên trước quên sau và có thể mất cảnh giác dẫn đến phát sinh lỗi trong một phần thi nào đó. Nếu không bình tĩnh có thể còn kéo theo cả một chuỗi mắc lỗi liên tiếp.
Nhưng thật ra, tất cả phần thi cũng chỉ là thao tác lái xe, những hành động cơ bản phổ biến trong văn hóa giao thông, như là xi nhan khi rẽ cả trái lẫn phải, chạy chậm rãi từ tốn. Nhưng nếu ỷ lại, không siêng năng tập luyện thì cũng khó mà có thể qua được những bài thi về lùi garage, chạy qua vệt bánh xe,…
Khi tập luyện với thầy dạy lái ngồi kế bên để hướng dẫn từng bước mà bạn bị mắc lỗi nhiều quá thì cũng đừng nên mất tự tin, bởi vì khi một mình điều khiển một chiếc xe, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn, khó mắc lỗi hơn. Hãy cứ thoải mái như đang tận hưởng một chuyến dạo chơi trên chiếc xe của mình.
Ban đầu, thí sinh sẽ có 100 điểm, khi mắc một lỗi nhẹ sẽ trừ 5 điểm, khi kết thúc sát hạch số điểm còn lại là 80 điểm trở lên là đỗ, 79 điểm là trượt.
Xuất phát:
Đây là giai đoạn chuẩn bị trước khi vào sa hình, khi vào xe hãy chỉnh gương chiếu hậu và ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, lưu ý nhớ thắt dây an toàn và nhả thắng tay, sau đó chờ hiệu lệnh rồi xi nhan để rẽ trái, khi có thông báo thì tắt xi nhan
Vạch người qua đường:
Phần thi này thí sinh cần phải canh xe dừng sát vạch trước đầu xe, dừng quá vạch hoặc cách xa vạch cũng bị trừ 5 điểm, phần này khi tập luyện nhiều lần chúng ta sẽ cảm giác được cách canh khoảng dừng khi vạch vừa bị khuất bởi đầu xe là được.
(Một số sân sát hạch giáo viên thường chỉ một mẹo là nhìn kính xe, vừa qua khỏi biển báo stop là thắng lại thì sẽ dừng đúng vạch)
Dừng và khởi hành ngang dốc:
Đây là phần thi có vẻ như là khó nhất và tạo áp lực nhất cho những thí sinh thi hạng B2, nhưng học bằng lái B1 là xe số tự động nên phần thi này không còn quá khó khăn với các thí sinh nữa. Sát hạch giấy phép lái xe hạng B1 rất ít thí sinh bị loại ở phần thi này.
Phần thi vệt bánh xe:
Đây cũng là một trong những phần thi khó vì cũng cần cảm nhận để canh bánh xe chạy giữa 2 vạch cảm biến, phần thi này đòi hỏi rất nhiều thời gian tập luyện của thí sinh, mẹo để luyện tập có thể là canh vị trí 2 vạch trên kính xe trước khi chạy đến, và chỉnh gương chiếu hậu nhìn xuống khi đi qua để canh bánh xe chuẩn hơn.
Phần thi chạy chữ Z
thì không có gì quá khó khăn, chỉ cần canh kính lái gần ngang vai thì rẽ là được.
Ngoài ra còn có phần thi chạy chữ S, cũng tương tự như chạy chữ Z nhưng những khúc cua liền mạch trơn tru hơn, dễ gây rối mắt và mất tập trung khi canh ôm cua, vì thế khi chạy đến phần thi này các thí sinh hãy lưu ý giữ tốc độ chậm và chỉ tập trung nhìn về 1 hướng, tránh đảo mắt liên tục sẽ dễ bị loạn.
Cần lưu ý trong suốt sa hình, nếu có còi hú khẩn cấp thì dừng xe và khi xe dừng hẳn thì mới bấm nút đèn báo hiệu 4 hướng, sau khi còi tắt 3s, có thông báo thì mới tắt đèn báo hiệu để đi tiếp. Vì phần thi này xuất hiện ngẫu nhiên nên nhiều thí sinh không chuẩn bị trước sẽ bị giật mình dẫn tới vội vàng bấm đèn báo quá sớm, hoặc lúng túng trong thao tác dẫn tới bị trừ điểm.
Hầu hết những phần thi còn lại đều rất đơn giản, chỉ cần tập trung chú ý một chút như để ý đèn đỏ khi đến ngã tư, xi nhan khi rẽ, đạt vận tốc cho phép là được.
Chỉ có phần thi lùi garage và phần lùi xe ngang mới được thêm vào gần đây là phức tạp, cần nhiều kỹ thuật canh và thời gian luyện tập của các thí sinh.
Lùi garage:
Đây là một trong những phần thi khá là phức tạp. Những phương pháp canh xe, nhìn kính hậu,… đều sẽ được các thầy hướng dẫn chi tiết trong quá trình học bằng lái xe B1.
Đỗ xe ngang:
Phần thi này mới được thêm vào những năm gần đây, đây là phần thi tạo ra nhiều thách thức đối với các thí sinh không chỉ là sát hạch lái xe tại Việt Nam mà còn cả ở những nước khác trên thế giới. Tương tự ngoài thực tế các tài xế phải đỗ xe vào giữa 2 xe hoặc khi có vật cản trước và sau. Không hề có một cột mốc hay mẹo vặt nào để có thể dễ dàng đỗ xe hoàn chỉnh, chỉ có thời gian tập luyện và kinh nghiệm canh xe mới giúp cho các thí sinh hoàn thành phần thi này.
Phần thi tăng tốc độ:
thì các thí sinh nên giữ tốc độ dưới 20km/h, khi có tín hiệu thì lên trên cao hơn 25km/h, có thể chạy 30-40km/h để đảm bảo, đến khi gần đến biển báo “vận tốc đối đa 20km/h” thì phải hãm phanh xuống dưới 20km trước khi ngang qua biển báo.
Mặc dù các bài thi thực hành trong sa hình khá là đơn giản và cơ bản khi tham gia giao thông, nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian luyện tập trau dồi kinh nghiệm của các thí sinh. Nhưng hầu hết những người học bằng lái xe B1 thường là những người bận rộn, ít có thời gian để tập luyện nhiều, vì thế mà sát hạch giấy phép lái xe hạng B1 dù là xe số tự động thì tỷ lệ đậu của nhiều khóa vẫn thấp hơn so với hạng B2 sử dụng xe côn.
Đối với những trường học bằng lái xe B1 uy tín, có nhiều kinh nghiệm đào tạo thì sẽ có nhiều phương pháp tập luyện ít tốn thời gian hơn, và tự tin hơn khi thực hành, vì thế nếu là một người ít thời gian luyện xe, thì hãy chọn những trường có tỷ lệ đậu cao và thời gian luyện tập thấp, những trường có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo.
Có thể bạn quan tâm:
Khóa học lái xe B1 số tự động tại trường đại học Phòng Cháy Chữa Cháy Bộ Công An.
Cảnh báo giả mạo: